Quy trình thực hiện sản phẩm đồ án môn học cho sinh viên ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Đồ án là gì?
Đồ án được hiểu là một sản phẩm mà một sinh viên phải hoàn thành để phục vụ cho công việc tốt nghiệp đại học. Trước đây đồ án thường được sử dụng cho các ngành nghề về khối kỹ thuật nhưng hiện nay, các trường đại học đã chuyển đổi phương thức dạy học và đánh giá học phần theo đồ án cho khối ngành khoa học xã hội và nhân văn. Sau khi đã hoàn thành được đồ án thì sinh viên sẽ hoàn thành các gói học phần dạy học theo dự án.
Ở Việt Nam cũng có một số trường lấy kết quả thi một số môn học để thi ra trường mà không phải làm đồ án tốt nghiệp. Khái niệm đồ án môn học cũng tương ứng với tiểu luận kết thúc học phần nhưng tiểu luận mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu sâu hơn, còn đồ án thì mang tính chất thực hành, có thể tạo nên sản phẩm phục vụ cho một công việc cụ thể nào.
Cấu trúc của một đồ án
Sau khi tìm hiểu Đồ án là gì? chúng ta cùng xem cấu trúc của một đồ án học phần như thế nào nhé.
Hiện nay, vẫn chưa có một có một cấu trúc chuẩn nào. Mỗi một lĩnh vực sẽ có những cấu trúc riêng không giống nhau. Tuy không giống nhau nhưng về cơ bản chúng cũng có những phần giống nhau như sau:
* Phần mở đầu:
– Lý do lựa chọn chủ đề đò án
– Mục đích và nhiệm vụ của đồ án
– Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đồ án.
– Phương pháp nghiên cứu đồ án
– Kết cấu đồ án
* Phần nội dung của đồ án (bao gồm các chương):
Chương 1: Cơ sở lý luận của chủ đề được nghiên cứu trong đồ án
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu trong đồ án ( Qua nghiên cứu thực tiễn của Nhóm tác giả)
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoặc Kế hoạch rèn luyện, học tập trong quá trình học ở trường đại học
* Phần kết luận: Đánh giá và kết luận
– Cuối cùng là tổng hợp những tài liệu tham khảo.
Đối với mỗi sinh viên thì việc hoàn thành một đồ án cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, mọi người hãy nắm vững các vấn đề nêu trên chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học và trong đồ án của bạn.
Các bước làm đồ án chuẩn chỉ nhất
Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách làm đồ án chuẩn chỉ nhất qua các bước sau:
Bước 1: Xác định đề tài
Sinh viên cần trải qua các bước xác định đề tài đó là:
– Xác định nhiệm vụ nghiên cứu.
– Xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu.
– Xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
– Lập và phân tích mục tiêu nghiên cứu.
– Đặt tên đề tài.
Bước 2: Xây dựng đề cương
Đề cương là sườn nội dung dự kiến và các bước tiến hành để trình cho giáo viên hướng dẫn phê duyệt và đó là cơ sở để sinh viên làm đồ án.
Nội dung đề cương gồm các bước:
– Nêu lý do chọn chủ đề.
– Khách thể và đối tượng nghiên cứu, khảo sát.
– Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
– Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu.
– Cái mới của đề tài.
– Dàn ý nội dung của đề tài.
– Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề tài.
– Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, thiết bị thí nghiệm…)
Bước 3: Lập kế hoạch nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu là văn bản trình bày kế hoạch dự kiến để triển khai đề tài về nội dung công việc, thời gian thực hiện, sản phẩm cần chuẩn bị,…
Các giai đoạn thực hiện gồm:
– Giai đoạn chuẩn bị;
– Giai đoạn nghiên cứu thực sự;
– Giai đoạn định ra kết cấu của đồ án;
– Giai đoạn viết đồ án.
Bước 4: Thu thập xử lý thông tin
– Tìm hiểu tài liệu;
– Xử lý thông tin;
– Thiết kế, thực hành chế tạo sản phẩm.;
Bước 5: Viết thuyết minh đồ án
Quá trình này cần chuẩn bị ngay từ đầu và trình lên để giáo viên hướng dẫn duyệt. Nếu thông qua sinh viên sẽ viết vào bản chính.
Bước 6: Bảo vệ đồ án
Sau khi hoàn thành 5 bước trên thì sinh viên trình giáo viên hướng dẫn kí duyệt. Sinh viên chuẩn bị kiến thức, luyện tập, kiểm tra bản vẽ, sản phẩm,… chu đáo.
Kinh nghiệm thực hiện đồ án tốt nghiệp
Phần chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu được đồ án là gì? Cấu trúc, trình tự làm đồ án sao cho hiệu quả. Sau đây là những kinh nghiệm thực hiện đồ án học phần đạt được hiệu quả.
Lựa chọn đề tài sớm nhất có thể
Việc lựa chọn đề tài càng sớm sẽ giúp cho bạn càng có nhiều thời gian hơn chuẩn bị. Thời gian xử lý đề tài thường là 6 tháng nhưng lại sát với kì nghỉ tết. Nhiều người nghĩ rằng qua tết mới bắt tay vào lựa chọn đề tài thì quả là sai lầm, nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả vì thời gian quá gấp rút. Tốt nhất là bạn hãy lựa chọn ngay từ học kỳ 1 của năm cuối.
Khi chọn đề tài bạn đừng quá băn khoăn lo lắng về tên cụ thể của đề tài là gì. Thay vào đó, hãy chọn hướng đề tài bạn dự định làm. Sự định hướng này là rất quan trọng để cho bạn có thể tiếp cận được thông tin chính xác. Đồng thời, thu thập tài liệu và bổ sung những kiến thức còn thiếu về đề tài này.
Tích cực bổ sung kiến thức
Để có một đồ án hoàn hảo nhất thì việc bổ sung kiến thức đối với mỗi sinh viên là không thể thiếu. Việc bổ sung kiến thức này ít nhất cần phải thực hiện ngay từ thời gian bắt đầu thực tập.
Các thể các bạn biết rằng những gì học trên lớp là chưa đủ để tạo ra được đồ án chuyên sâu và gây được ấn tượng mạnh với giám khảo chấm thi. Do vậy, hãy thu thập kiến thức bổ sung tài liệu về đề tài mà bạn đã chọn.
Đặt tên chi tiết đề tài
Ở thời điểm tiếp theo, khi đã xác định được hướng đi cho đề tài và bổ sung kiến thức cần thiết, hãy tiến hành lựa chọn tên chi tiết cho đề tài. Bạn hãy nhớ chọn một cách cẩn thận tuyệt đối không được đến gần lúc thực hiện đồ án đó lại đổi ý.
Khi đặt tên cho đề án hãy chọn cách viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, đồng thời phải bám sát với nội dung của đề tài. Bạn cần tránh một số lỗi như: Tên một đằng nhưng nội dung lại một nẻo, cẩn trọng với những khái niệm mới dễ gây tranh cãi, tốt nhất không nên đưa vào tên đề tài.
Nên nhờ người hướng dẫn
Trên thực tế cho thấy có khá nhiều bạn sinh viên bí ý tưởng khi làm đồ án nhưng lại không dám hỏi ý kiến của thầy cô hướng dẫn hay nhờ ai đó chỉ bảo. Như vậy, thì chắc chắn đồ án của bạn sẽ chẳng đi tới đâu.
Thay vào đó, bạn đừng sợ hãi bất cứ vấn đề gì hãy mạnh dạn nhờ thầy cô hướng dẫn giúp đỡ. Ngoài ra, có thể nhờ đến bạn bè hoặc những người đã thực hiện việc làm đồ án này trước đó.
Với những chia sẻ ở trên bạn đã hiểu đồ án là gì chưa? Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp bạn tiếp cận thêm được nhiều kiến thức bổ ích và có thể làm ra một đồ án hiệu quả nhất nhé.
- Những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 27-NQ/TWNCKH và đối ngoại13/11/2024
- Đạo đức công vụ và yêu cầu đặt ra đối với xây dựng đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nayNCKH và đối ngoại02/11/2024
- Mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam khai mạc Hội nghị Khoa học Trẻ năm 2024Hội nghị - Hội thảo05/10/2024
- Khoa Chính trị và Báo chí tổ chức thành công buổi tọa đàm khoa học "Quản lý xung đột xã hội trong chính trị"NCKH và đối ngoại22/09/2024
- Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng của nó đến xã hội đương đạiNCKH và đối ngoại09/07/2024
- Đào tạo báo chí trong kỷ nguyên số: Gắn đào tạo với thực tiễn hoạt động báo chíNCKH và đối ngoại20/06/2024
- Truyền thông chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay.NCKH và đối ngoại07/06/2024
- Chiến thắng Điện Biên Phủ - ý nghĩa, giá trị lịch sử và thời đạiNCKH và đối ngoại07/05/2024