Bàn về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn mới
Hội thảo khoa học quốc gia tại Huế bàn về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn mới.
Hội thảo khoa học quốc gia chủ đề “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong giai đoạn mới” tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
Ngày 28/3, tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế (TP Huế), mạng lưới các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Luật, Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia chủ đề “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong giai đoạn mới”.
Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đến từ nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu và cơ quan nhà nước.
PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế phát biểu khai mạc Hội thảo
PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế cho biết, hội thảo là diễn đàn trao đổi học thuật, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
TS. Đinh Văn Liêm, Trưởng Khoa khoa Luật học – Trường KHXH&NV thuộc Trường Đại học Vinh phát biểu tại Hội thảo
Nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý tham dự hội thảo
Tại hội thảo, có các tham luận đáng chú ý trình bày xoay quanh các vấn đề: Phân cấp và phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; Phân cấp, phân quyền giữa cấp tỉnh và xã trong bối cảnh sắp xếp chính quyền địa phương; Vấn đề về tự quản địa phương và mô hình chính quyền đô thị; Vấn đề giám sát của nhân dân và các tổ chức xã hội trong khuôn khổ kiểm soát xã hội; Vấn đề về tác động của việc phân cấp, phân quyền từ trung ương xuống địa phương đến việc tổ chức hệ thống tòa án tại Việt Nam…
Mạng lưới các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam được thành lập tại FLC Quy Nhơn nhằm tạo ra cầu nối, diễn đàn để các cơ sở đào tạo luật chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phát huy thế mạnh, hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu pháp luật. Đồng thời tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất, kiến nghị chính sách đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo đại học nói chung và lĩnh vực Luật nói riêng.
Với tư cách là một thành viên tích cực trong Mạng lưới các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam, Khoa Luật học – Trường KHXH&NV thuộc Trường Đại học Vinh đã không ngừng đóng góp vào các hoạt động học thuật, nghiên cứu và trao đổi chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật. Thông qua việc tham gia tổ chức và đồng hành cùng các hội thảo khoa học như sự kiện tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế lần này, Khoa không chỉ khẳng định vị thế trong cộng đồng học thuật mà còn thể hiện rõ vai trò cầu nối giữa đào tạo lý luận và thực tiễn pháp lý, góp phần xây dựng nền hành chính địa phương hiện đại, hiệu lực và hiệu quả hơn trong giai đoạn mới.
Trải qua hơn 6 năm hình thành và phát triển (2019 - 2025), Mạng lưới đã nhận được nhiều sự quan tâm, tham gia từ các cơ sở đào tạo luật trên phạm vi cả nước, tính đến nay có 68 đơn vị thành viên của Mạng lưới.
- Phát huy vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số công tác Đoàn hiện nayNCKH và đối ngoại19/03/2025
- Đào tạo ngành Quản lý nhà nước trong bối cảnh mới ở Việt NamNCKH và đối ngoại13/01/2025
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa họcNCKH và đối ngoại27/12/2024
- Vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay.NCKH và đối ngoại16/12/2024
- Kỷ nguyên số - bối cảnh và cơ hội vươn mình của dân tộc Việt NamNCKH và đối ngoại12/12/2024
- Hội thảo Khoa học Quốc gia: “Khoa học Xã hội và Nhân văn: Đào tạo – Nghiên cứu - Ứng dụng”Hội nghị - Hội thảo01/12/2024
- Phương pháp thiết kế và xây dựng nội dung nghiên cứu khoa họcNCKH và đối ngoại27/11/2024
- Những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 27-NQ/TWNCKH và đối ngoại13/11/2024