Nhận thức về an ninh phi truyền thống của Đảng ta và nhận diện một số vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
A. Đặt vấn đề
An ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia là vấn đề hệ trọng của mọi quốc gia, dân tộc. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo duy trì an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Qua 13 kỳ Đại hội Đảng, nhiệm vụ “Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia luôn được đề cập và được bổ sung, phát triển từ nhận thức, tư duy đến đánh giá, dự báo tình hình, xác định mục tiêu, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện. Trong thế giới đương đại, bên cạnh mối đe dọa về quân sự, vẫn tồn tại và xuất hiện nhiều yếu tố mới đe dọa đến an ninh con người và an ninh quốc gia như: khủng bố, dịch bệnh lây lan nhanh ở người và động vật, biến đổi khí hậu, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, di cư xuyên biên giới, tội phạm mạng... Trong bối cảnh đó, những nhận thức về an ninh cũng thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh những quan niệm đã và đang được sử dụng xung quanh chủ đề này như: an ninh tập thể, an ninh chung, an ninh toàn diện..., xuất hiện thuật ngữ an ninh phi truyền thống (non-traditional security). Thuật ngữ an ninh phi truyền thống chính thức được sử dụng ở Việt Nam từ Văn kiện Đại hội Đảng lần IX, và liên tục được bổ sung, hoàn thiện để nhận thức đầy đủ hơn về những biểu hiện và nguy cơ của an ninh phi truyền thống trong sự phát triển đất nước từ đó đến nay. Mới đây nhất, Văn kiện Đại hội Đảng XIII cũng đã đề cập đến những nội hàm của khái niệm này. Việc nhận thức đầy đủ hơn về an ninh phi truyền thống với những nguy cơ của nó để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng XIII là một yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới. Đó cũng ch nh là nội dung và mục đ ch của tham luận này.
1. Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống
Những thách thức từ an ninh phi truyền thống trong các thập niên đầu của thế kỷ XXI được biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Xung quanh vấn đề này còn nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn chia thách thức ấy thành bốn vấn đề bap gồm: môi trường suy thoái, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và khủng bố quốc tế. Có những quan điểm khác lại quy an ninh phi truyền thống vào 5 lĩnh vực: Kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và văn hóa; hoặc thành 6 nhóm: Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, tội phạm, khủng bố, dịch bệnh và thảm họa địa chất. Tổng hợp lại, có thể tiếp cận những thách thức này từ 10 mối đe dọa bao gồm: (1) Khủng bố, (2) ma túy, hải tặc; (3) rửa tiền; (4) tin tặc; (5) thảm họa môi trường; (6) dịch bệnh; (7) buôn bán người; (8), (9) di cư bất hợp pháp; (10) và cực đoan dân tộc, tôn giáo.
Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu khác nhau, nội dung an ninh phi truyền thống bao gồm: Thiếu hụt tài nguyên, bùng phát dân số, môi trường sinh thái suy giảm; xung đột tôn giáo, sắc tộc, bạo loạn và ly khai trong nước, khủng hoảng kinh tế và tài chính tiền tệ, chủ nghĩa khủng bố, tin tặc, phổ biến vũ kh giết người hàng loạt, nghèo đói, tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mới nổi, tội phạm mạng, di dân, tị nạn kinh tế, dịch bệnh, kinh tế ngầm, tội phạm rửa tiền.
Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng an ninh phi truyền thống có những đặc điểm cơ bản, sau đây:
Là những vấn đề đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, thế giới.
Làm gia tăng các hiểm họa từ tự nhiên, suy giảm chất lượng cuộc de dọa cuộc sống con người, tác động, ảnh hưởng đến sự ổn định, ph. triển của xã hội.
Không bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà tác động, ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới.
Liên quan đến nhiều lĩnh vực, đến những vấn đề an ninh truyền thông nhưng mở rộng hơn về mức độ đe dọa (cả trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài) với an ninh toàn cầu.
An ninh phi truyền thống có thể diễn ra ở các cấp độ khác nhau, có thể tác động sâu sắc đến an ninh, quốc phòng của đất nước và khi các tác động đó lớn đến mức không thể kiểm soát được hoặc xử lý không hiệu quả sẽ chuyển thành các vấn đề an ninh truyền thống dẫn đến nguy cơ cho quốc gia, dân tộc. Các nguy cơ đó có thể do an ninh phi truyền thống trực tiếp tạo ra, cũng có thể do an ninh phi truyền thống gián tiếp tác động, thúc đẩy các tình huống, thách thức phát triển thành nguy cơ của quốc phòng, an ninh.
Từ những vấn đề trên cho thấy, nguy cơ do an ninh phi truyền thống ở nước ta có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động tổng hợp trên các lĩnh vực của đời sống, nhất là nguy cơ biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nguy cơ di cư bất hợp pháp và cực đoan tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số; trong đó, quốc phòng, an ninh là lĩnh vực trọng yếu, chịu sự tác động lớn. Vì vậy, đẩy mạnh việc nghiên cứu, nhận diện thực trạng, dự báo xu hướng vận động và phát sinh, phát triển của an ninh phi truyền thống để kiểm soát và đối phó có hiệu quả nguy cơ từ an ninh phi truyền thống hiện nay là vấn đề cấp thiết, mang tầm chiến lược, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; trong đó, có thể tập trung nghiên cứu một số giải pháp cơ bản để tăng cường khả năng ứng phó với những tác động của an ninh phi truyền thống.
Quá trình hình thành và phát triển nhận thức về an ninh phi truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội
Trước Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam tuy chưa ch nh thức sử dụng khái niệm an ninh phi truyền thống trong văn kiện ch nh trị của mình nhưng đã từng chỉ ra những dấu hiệu, những vấn đề của an ninh phi truyền thống. Đại hội VIII (6-1996) cho rằng: “Thế giới đứng trước nhiều vấn đề có t nh toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo...), không một quốc gia nào có thể tự giải quyết, mà phải có sự hợp tác đa phương”. Đại hội IX (tháng 01-2001) tiếp tục khẳng định các tinh thần của Đại hội VIII và bổ sung thêm vấn đề chống tội phạm quốc tế vào nội dung này. Đại hội X bổ sung và phát triển: “Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại; kh hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng tăng”. Phải đến Đại hội XI của Đảng (tháng 4-2011) mới ch nh thức sử dụng khái niệm an ninh phi truyền thống với các vấn đề được chỉ ra, như: chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi kh hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh hiểm nghèo. Đại hội XII (tháng 01-2016) đặt an ninh phi truyền thống bên cạnh an ninh truyền thống, chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như an ninh tài ch nh, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi kh hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. Đồng thời có lưu ý đến “các hình thái chiến tranh kiểu mới” với hàm ý khả năng chuyển hóa giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống.
Cuốn “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” do Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông làm đồng chủ biên định nghĩa: “An ninh phi truyền thống có thể hiểu là một loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu tố phi ch nh trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, cả khu vực và toàn cầu. Nội dung của an ninh phi truyền thống là những vấn đề bức thiết đang nổi lên hiện nay như: cạn kiệt tài nguyên, bùng nổ dân số, môi trường sinh thái cạn kiệt, xung đột tôn giáo, dân tộc, nghèo đói, bệnh tật, tội phạm rửa tiền,… An ninh phi truyền thống ngày càng có biểu hiện sâu đậm trong đời sống quốc tế và thành vấn đề toàn cầu, an ninh toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa càng phát triển thì theo đó, an ninh phi truyền thống càng lan rộng hơn và đậm nét hơn”.
Đại hội XIII đã thể hiện những nhận thức vừa mới mẻ, vừa sâu sắc và toàn diện về vấn đề quốc phòng an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những nhận thức mới đó, có những nội dung đã đề cập đến những kh a cạnh nhất định của khái niệm an ninh phi truyền thống. Cụ thể là, trong nội dung phương hướng phát triển đất nước đến năm 2030, Đại hội XIII xác định phương hướng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn v n lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh ch nh trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội ch nh trị”. Điều này khẳng định tư duy và định hướng xa hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó cũng nhấn mạnh nội dung “an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương” cho phù hợp với bối cảnh hiện nay đó là: Coi việc giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước; đồng thời thể hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển để giữ vững an ninh, an ninh để phát triển, an ninh trong phát triển.
Bên cạnh đó, khi xác định phạm vi bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, Đại hội XIII đã thể hiện sự phát triển tư duy mới về phạm vi bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới hành ch nh quốc gia, mà cần phải mở rộng nhằm bảo vệ lợi ch, an ninh quốc gia ở cả bên ngoài biên giới hành ch nh quốc gia. Phải chuyển từ tư duy thụ động, bó h p, khép k n, biệt lập sang tư duy chủ động, hợp tác và phát triển. Phải bảo vệ an ninh quốc gia từ xa, từ sớm, tạo vành đai an ninh từ ngoài lãnh thổ, biên giới hành ch nh quốc gia (an ninh đối ngoại…); bảo vệ an ninh không gian, vùng trời quốc gia (an ninh mạng, an ninh không gian mạng, an ninh hàng không…); bảo vệ an ninh dưới lòng đất quốc gia (an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước…). Đại hội XIII xác định: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến”.
Như vậy, có thể thấy, vấn đề an ninh phi truyền thống với những biểu hiện của nó đã được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn và được đề cập đến trong các Văn kiện Đại hội Đảng. Điều đó cho thấy Đảng ta đã ý thức và nhận thức rất rõ về tầm quan trọng phải nhận diện vấn đề này.
Nhận diện những vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
3.1. Biến đổi khí hậu
Tại Việt Nam, biến đổi kh hậu biểu hiện rõ nhất qua: Số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, quỹ đạo của bão dị thường, hạn hán có xu hướng mở rộng; xảy ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài kỷ lục; năm 2016, tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long xảy ra nặng nề nhất trong 100 năm qua (11/13) địa phương công bố tình trạng thiên tai; gây thiệt hại trên 200.000 ha lúa, trên 11.000 ha nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả, hơn 200.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt). Theo đánh giá của các nhà khoa học, Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi kh hậu; đồng bằng Sông Cửu Long là một trong bốn đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi kh hậu, đặc biệt là nguồn nước và xâm nhập mặn.
3.2. An ninh năng lượng
Đối với Việt Nam, t nh trung bình mỗi năm, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng gấp 2 nhưng đáp ứng trong nước chỉ đạt 60%; hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, chỉ đạt 28 - 32% (thấp hơn từ 10% - 20% so với các nước phát triển). Hiện nay Việt Nam đã bắt đầu phải nhập khẩu năng lượng (điện, than đá...). Những vấn đề đặt ra đối với an ninh năng lượng xuất phát từ: Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống; sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia; tình hình bất ổn ở các quốc gia Trung Đông; vấn đề an toàn vận chuyển trên biển.
3.3. An ninh lương thực
Trong tương lai gần, nguy cơ đe dọa trực tiếp đối với an ninh lương thực của Việt Nam là vấn đề thiếu nước từ sông Mê Kông. Hiện nay trên thượng nguồn sông Mê
Kông, Trung Quốc xây dựng 4 đập thủy điện; hạ nguồn 11 đập tác động rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (khu vực chiếm 47% diện t ch trồng lúa, 56% sản lượng lương thực, 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam), tác động trực tiếp đến an ninh lương thực của thế giới.
3.4. An ninh nguồn nước
Các nước Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan đối mặt về vấn đề về thiếu nước do Trung Quốc xây dựng 14 dân thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông. Tổng lượng nước của Việt Nam khoảng 800 tỷ m3, trong đó 63% bắt nguồn từ nước ngoài. Sông Mê Kông có tổng lượng dòng chảy chiếm 59 % tổng dòng chảy cả nước, trong đó 95% lượng nước mắt chảy về từ thượng nguồn; sông Hồng chiếm 14,9%, trong đó 40% lượng nước mặt chảy về từ Trung Quốc...
Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm các quốc gia thiếu nước (lượng nói mặt bình quân đầu người hiện là 3.850 m3/năm, thấp hơn ngưỡng 4000m3/người/năm do Hội Tài nguyên nước quốc tế quy định). Nguồn nước ngầm sụt giảm mạnh, tình trạng sụt lún đất ngày càng xảy ra phổ biến (có tới 60% diện t ch mặt đất Cà Mau ở dưới cao trình + 0,5m và với tốc độ lún này, 15 năm nữa, Cà Mau sẽ thấp hơn mực nước biển). Những yếu tố phức tạp đe dọa an ninh nguồn nước Việt Nam: Ngoài các nguyên nhân chung, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào cách hành xử có trách nhiệm của các quốc gia thượng nguồn, nhất là sông Mê Kông. Nhiều đập, hồ chứa Trung Quốc, Lào, Thái Lan xây dựng trên sông Mê Kông đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long.
3.5. An ninh môi trường
Ngoài biến đổi kh hậu, tranh chấp tài nguyên nước, an ninh môi trường đang bị đe dọa từ sự dịch chuyển ô nhiễm xuyên quốc gia (từ năm 2003 đến nay, lực lượng chức năng Việt Nam phát hiện gần 3.000 container chứa hàng chục nghìn tấn ắc - quy chì phế thải và chất thải công nghiệp các loại nhập trái phép vào các cảng), sự gia tăng tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường vùng nông thôn, tại các làng nghề thủ công, hệ lụy từ phát triển khu công nghiệp ồ ạt, nhiều dự án cho phép sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, nhiều dự án không đủ điều kiện đảm bảo môi trường được xây dựng, vận hành; việc quy hoạch các nhà máy nhiệt điện, xả thải vào các dòng sông, hệ lụy về môi trường từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng trồng thủy sản...đáng báo động.
Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra phổ biến, điển hình sự cố Formosa ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, thủy sinh chết, rừng mưa nhiệt đới bị tàn phá, dẫn đến 04 tỉnh miền Trung Việt Nam hiện tại không thể đánh bắt thủy, hải sản ven bờ theo tập quán, trong khi điều kiện, phương tiện, trình độ đánh bắt xa bờ còn hạn chế. Dự án Nhà máy giấy Lee & Man (Hậu Giang), Nhà máy giấy Đại Dương (Tiền Giang) có nguy cơ cao gây ô nhiễm được đặt tại các vị tr trọng yếu, tác động trực tiếp đến các con sông lớn (sông Tiền, sông Hậu). Năm 2016, Bộ Công thương liệt kê danh sách gần 30 dự án nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp nặng cần phải giám sát đặc biệt về nguy cơ ô nhiễm môi trường.
3.6. An ninh mạng
Hiện nay, tình hình an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao trên thế giới và ở Việt Nam diễn biến phức tạp, nổi lên là:
Thứ nhất, sử dụng không gian mạng để tấn công nhằm phá hoại, gây đình trị hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Mục tiêu tấn công là các hệ thống thông tin quan trọng như Ch nh phủ điện tử, hệ thống điều khiển giao thông đường bộ, đường hàng không, cung cấp điện, nước, điều khiển nông nghiệp công nghệ cao; các sân bay, nhà ga, bến cảng, ngân hàng...
Năng lực bảo đảm an ninh mạng của Việt Nam yếu: Theo thống kê của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) năm 2015, chỉ số An toàn thông tin của Việt Nam là 46, 5%, xếp hạng 76/196 quốc gia trên thế giới và 17/40 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thiếu đồng bộ, th ch ứng; đội ngũ nguồn nhân lực yếu, thiếu.
Thứ hai, tấn công vào cơ sở dữ liệu các cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn nhằm thu thập, trộm cắp thông tin, dữ liệu
Tháng 7/2016, trang web của Vietnam Airline cũng bị hacker tấn công và hậu quả là rất nhiều thông tin cá nhân của khách hàng đã bị lộ; trong các ngày 08, 08, 10/3/2017, tin tặc đã tấn công, thay đổi giao diện website Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá.
Thứ ba, tấn công nhằm chiếm quyền điều khiển máy t nh, thiết bị số, truy cập bất hợp pháp vào hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chiếm quyền điều khiển từ xa, thay đổi giao diện Website hoặc cơ sở dữ liệu. .. nhằm mục đ ch tống tiền hoặc hạ uy t n của các đơn vị này.
Theo thống kê của Bộ Công an, tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015: 18.052 trang mạng tên miền .vn bị tin tặc tấn công, chỉnh sửa, chèn thêm nội dung (chiếm 3,72% tổng số tên miền .vn cả nước); trong đó 1.083 trang tên miền .gov.vn của các cơ quan nhà nước (chiếm 44,04% tên miền .gov.vn của cả nước).
Riêng 6 tháng đầu năm 2017, có 4.605 trang/cổng thông tin điện tử có tên .vn bị tấn công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện, trong đó 148 trang thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2016. Vụ tấn công ngày 29/7/2016 mạng chèn thông tin k ch động xuyên tạc về Biển Đông trên các Website của Vietnam Airline và hệ thống màn hình hiển thị phá hủy hơn 60 máy chủ làm trên 100 chuyến bay ảnh hưởng đến 20.000 hành khách.
Thứ tư, sử dụng không gian mạng để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, k ch động biểu tình, bạo loạn, lật đổ ch nh quyền. Tại Việt Nam, lợi dụng sự việc công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường ở các tỉnh miền Trung, trên mạng Facebook đã xuất hiện gần 6.000 bài viết k ch động “xuống đường”, “biểu tình”, “bạo loạn”. Từ năm 2010 đến nay, Bộ Công an Việt Nam phát hiện trên 120 trang thông tin điện tử có tên miền “.vn”, 09 trang mạng xã hội trong nước đăng tải các tài liệu có nội dung trái quan điểm, đường lối, ch nh sách, công khai bày tỏ quan điểm đối lập.
Thứ năm, lợi dụng kết nối internet để thực hiện tội phạm, nổi lên là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử; gian lận, trộm cắp trong hoạt động thanh toán thẻ và thanh toán điện tử, trộm cắp, mua bán thông tin thẻ t n dụng nhằm chiếm đoạt tài sản; đánh bạc và tổ chức đánh bạc thông qua mạng Internet, trộm cắp tài khoản người dùng mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; truyền bá, phát tán ấn phẩm đồi trụy, tổ chức môi giới mại dâm, phát tán ảnh đồi trụy, hình ảnh riêng tư để làm nhục người khác.
Thứ sáu, tội phạm sử dụng công nghệ cao đang ngày càng gây ra những thiệt hại lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới (Trong năm 2016, tội phạm sử dụng công nghệ cao gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 450 tỷ USD). Theo dự báo của trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy t nh Việt Nam (VNCERT), xu hướng khai thác và tấn công từ các thiết bị IOT như camera, smart TV là một trong 5 xu hướng tấn công mạng trong năm 2017.
Ngoài những biểu hiện trên, ở Việt Nam hiện nay cũng có thể nhận thấy những biểu hiện khác nữa của an ninh phi truyền thống như: Tội phạm xuyên quốc gia; Tội phạm mua bán người; và Tội phạm ma túy. Trong đó, hoạt động của tội phạm ma túy tại các địa bàn giáp biên giới với Trung Quốc, Lào diễn biến phức tạp. Tại Sơn La, xuất hiện các toán, nhóm đối tượng người Lào trang bị vũ kh , đi bộ xuyên rừng, vận chuyển ma túy số lượng lớn vào nội địa, hoạt động hết sức manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện, truy bắt.
C. Kết luận
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống tuy không thách thức trực tiếp chủ quyền lãnh thổ quốc gia nhưng uy hiếp và hủy hoại các yếu tố tạo nền tảng cho sinh tồn và phát triển của cá nhân con người, cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc và toàn nhân loại. Một số mối đe dọa an ninh phi truyền thống có nguồn gốc nhân tạo, có chủ thể mang t nh tổ chức, nhưng đó là các chủ thể ngoài nhà nước (tất nhiên ngày nay không loại trừ các nhà nước đứng sau tài trợ không ch nh thức cho một số hoạt động như an ninh mạng, khủng bố...); nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống khác lại phát sinh từ các tác nhân thiên tạo. Không t mối đe dọa đối với con người đã xuất hiện trong lịch sử nhưng do giới hạn của điều kiện bối cảnh nên phạm vi lan tỏa chưa rộng, sức uy hiếp chưa lớn. Ngày nay, do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ, các mối đe dọa đó có khả năng lan tỏa rộng lớn hơn, sức uy hiếp mạnh hơn, nên được xem là an ninh phi truyền thống. Khác với an ninh truyền thống giải quyết chủ yếu bằng biện pháp quân sự, còn biện pháp ngoại giao chỉ đóng vai trò hỗ trợ, thì an ninh phi truyền thống lại chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp ngoại giao, hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nxb CTQG Sự thật, H, 2021.
2. Lê Văn Cương: “Tác động của nhân tố an ninh phi truyền thống đối với văn hóa và con người ở một số nước Đông Á”, Tạp ch Thông tin Khoa học xã hội, số 9-2008, tr. 9
3. Đoàn Minh Huấn: An ninh phi truyền thống: Quan niệm và đặc điểm chủ yếu, Tạp ch Cộng sản điện tử, http://www.tapchicongsan.org.vn/home/nghiencuu-traodoi/2017 đăng ngày 7/11/2017, truy cập ngày 26/2/2019.
4. Nguyễn Viết Thông: Một số điểm mới nổi bật trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Trang thông tin điện tử của Hội đồng lý luận trung ương, http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/mot-so-diem-moi-noi-bat-trong-cac-van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang-phan-1.html, đăng ngày 10/2/2021; truy cập ngày 10/3/2021.
5. Trần Văn Trình: “An ninh phi truyền thống - Những thách thức mang t nh toàn cầu”, 2006, http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/thoiluan/2006/8/ 79352.cand, truy cập ngày 24-7-2011
TS. Nguyễn Thị Hồng Mến
Học viện Báo chí tuyên truyền
- Những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 27-NQ/TWNCKH và đối ngoại13/11/2024
- Đạo đức công vụ và yêu cầu đặt ra đối với xây dựng đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nayNCKH và đối ngoại02/11/2024
- Mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam khai mạc Hội nghị Khoa học Trẻ năm 2024Hội nghị - Hội thảo05/10/2024
- Khoa Chính trị và Báo chí tổ chức thành công buổi tọa đàm khoa học "Quản lý xung đột xã hội trong chính trị"NCKH và đối ngoại22/09/2024
- Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng của nó đến xã hội đương đạiNCKH và đối ngoại09/07/2024
- Đào tạo báo chí trong kỷ nguyên số: Gắn đào tạo với thực tiễn hoạt động báo chíNCKH và đối ngoại20/06/2024
- Truyền thông chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay.NCKH và đối ngoại07/06/2024
- Chiến thắng Điện Biên Phủ - ý nghĩa, giá trị lịch sử và thời đạiNCKH và đối ngoại07/05/2024