Seminar đề cương chi tiết học phần trong chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Chính trị học
Để kịp cho việc biên soạn đề cương chi tiết các học phần phục vụ dạy học cao học khóa 31, nhóm nghiên cứu đề tài Chính trị học đã tổ chức seminar đề cương chi tiết học phần để thống nhất một số vấn đề trước khi triển khai đồng loạt. Buổi Seminar được tiến hành vào 8h sáng ngày 3/1/2024 tại phòng họp tầng 4 nhà A0.
Tham dự buổi seminar có đại điện của Ban chuyên gia Đề án CDIO trường Đại học Vinh, gồm TS. Nguyễn Văn Phú – Trưởng phòng Đào tạo sau đại học; TS. Nguyễn Thanh Diệu – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng cùng thành viên nhóm nghiên cứu đề tài và những người quan tâm.

Thay mặt nhóm nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài – TS. Vũ Thị Phương Lê đã thông qua các sản phẩm của đề tài sau khi chỉnh sửa theo góp ý và hướng dẫn từ những lần nghiệm thu trước đó. Các thành viên cùng thảo luận và chỉ ra những vướng mắc trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm của đề tài, đặc biệt là ma trận các câu hỏi cũng như xây dựng các rubric đánh giá ngân hàng đề thi, thống nhất các chuẩn đầu ra cần đo lường về kiến thức, thái độ và kỹ năng trong từng gói học phần.

Tại buổi seminar, TS. Nguyễn Thanh Diệu có nhiều chia sẻ với nhóm nghiên cứu trước những cái khó của chuyên ngành trong triển khai các sản phẩm. Theo đó, cần thống nhất các chuẩn đầu ra và mức độ đạt được của các chuẩn đầu ra ở các học phần tự chọn. Ở các học phần đánh giá bằng hình thức tự luận hay Tiểu luận thì xác định mức đạt chuẩn ở vận dụng là tối đa để khi học viên đạt được 50% là qua môn học. TS. Nguyễn Văn Phú cũng cho rằng, ở kế hoạch dạy học thì chuyên ngành nên làm theo quy định chung, mỗi học phần là 3 tín chỉ sẽ là 45 tiết, thêm 90 tiết tự học sẽ có tổng là 135 tiết trong tổng thể kế hoạch dạy học.

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu đề tài cũng bày tỏ những băn khoăn trước khi hoàn thiện đề cương chi tiết học phần mình phụ trách, thống nhất các điểm chung theo chỉ đạo của Nhà trường.
Theo kết luận của các chuyên gia trong buổi semianar sáng nay, chuyên gia và các thành viên nhóm nghiên cứu đã thống nhất những sản phẩm đã hoàn thành và triển khai thực hiện các gói đề cương chi tiết, cùng với đó các giảng viên cần lưu ý:
Thứ nhất, Các bài kiểm tra đánh giá theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm khách quan cũng đều phải thiết kế ma trận đề thi (có mẫu ở đề cương); Bài tiểu luận thì phải có rubrics đánh giá.
Thứ hai, giảng viên tự thiết kế Phiếu đánh gia kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của học phần mình;
Thứ ba, Phần Kế hoạch dạy học thì theo qui định chung, mỗi học phần là 3 tín chỉ = 45 tiết, cộng thêm 90 tiết tự học; tổng cộng là 135 tiết. Nên giảng viên thiết kế kế hoạch dạy học các chương theo 3 giai đoạn đảm bảo cộng lại phải đủ 135 tiết.
Trước mắt, chuyên ngành đề nghị giảng viên soạn đề cương chi tiết cho 4 môn bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành.
- Bản lĩnh Quốc gia trước quyết định áp thuế của HoaKhoa Chính trị và Báo chí10/04/2025
- Việt Nam nhất quán và linh hoạt trong thực hiện chính sách ngoại giao "cây tre"Khoa Chính trị và Báo chí03/04/2025
- Vấn đề xây dựng văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nayKhoa Chính trị và Báo chí26/03/2025
- Giới thiệu 2 Ngành Đào tạo trình độ Đại học tại Khoa Luật học - Trường KHXH&NV năm 2025Đào tạo26/03/2025
- Chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025)Khoa Luật Kinh tế26/03/2025
- Tọa đàm Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3Đào tạo25/03/2025
- Chúc mừng Ngày Công tác xã hội Việt NamĐào tạo24/03/2025
- Thư chúc mừng Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3 của Bộ trưởng Bộ Y tế gửiĐào tạo24/03/2025