Nguồn gốc và ý nghĩa ngày giổ tổ Hùng Vương
Nguồn gốc của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một người con trai, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt.
50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha về miền biển. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán - An Dương Vương.
Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12/3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10/3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.
Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18/2/1946 cho công chức nghỉ ngày 10/3 Âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Ý nghĩa của ngày Giổ Tổ Hùng Vương
Lễ giỗ Tổ có ý nghĩa và giá trị vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam, đồng thời tôn vinh công lao của các vua Hùng đã có công khai quốc. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính, tri ân các vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân dựng xây, bảo vệ non sông.
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ mang ý nghĩa của đạo lý "uống nước nhớ nguồn" mà còn là ngày đề cao niềm tự hào dân tộc, nhắc nhở chúng ta luôn phải ghi nhớ cội nguồn và những sự hy sinh anh dũng của tổ tiên, các thế hệ đi trước trong công cuộc dựng nước và giữ nước.. Việc kỷ niệm và tổ chức lễ hội này giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hoá của dân tộc, từ đó nâng cao nhận thức và lòng tự hào về nguồn gốc của mình.
Quốc lễ này cũng tạo nguồn cảm hứng và tăng sự gắn kết mọi người dân Việt Nam. Trong ngày này, người Việt Nam quây quần bên gia đình, họ hàng, tôn vinh các giá trị gia đình và dân tộc. Điều này giúp thắt chặt tình thân hữu giữa mọi người trong gia tộc, cộng đồng, tạo ra một không khí đoàn kết, khơi thêm tình yêu đất nước và quê hương.
Nguồn: Thời Báo kinh tế Việt Nam
- Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chínhKhoa Chính trị và Báo chí13/11/2024
- Khoa Chính trị và Báo chí tổ chức và tham dự thao giảng cấp khoa của TS. Nguyễn Thị Lê VinhKhoa Chính trị và Báo chí31/10/2024
- Giải bóng đá nam nữ khoa Chính trị và báo chí năm 2024Khoa Chính trị và Báo chí24/10/2024
- Lễ Phát Động Giải Chạy Dành Cho HSSV S-Race 2024Đoàn thanh niên18/10/2024
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2024Đào tạo15/10/2024
- Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường KHXH&NV nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên13/10/2024
- Chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên10/10/2024
- Kỹ năng khai thác tài liệu trong quá trình tự học của sinh viênKhoa Chính trị và Báo chí05/10/2024