Giới thiệu chương Trình Đào Tạo Ngành Luật Kinh Tế – Khoa Luật Kinh Tế, Trường KHXH & NV – Đại Học Vinh
Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh Tế tại Trường Đại học Vinh áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate), mang đến một chương trình học tiên tiến, kết hợp giữa kiến thức nền tảng và kỹ năng thực hành. Với mục tiêu giúp sinh viên không chỉ hiểu sâu về lý thuyết mà còn thực sự am hiểu và áp dụng vào thực tế công việc, chương trình đào tạo được thiết kế khoa học và có tính hệ thống.
Khung chương trình đào tạo gồm 126 tín chỉ bao gồm:
Các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn giúp sinh viên xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, đồng thời phát triển các chuyên môn sâu trong lĩnh vực pháp lý kinh tế.
Ngoài ra, trong chương trình đào tạo của Ngành Luật Kinh tế có các học phần được áp dụng theo phương pháp dạy học Đồ án như: Pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tư vấn pháp luật lao động trong lĩnh vực quản trị nhân sự; Pháp luật về dịch vụ tài chính, …giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và phát triển khả năng giải quyết vấn đề pháp lý trong các tình huống cụ thể.
Đồng thời, bên cạnh các lớp học lý thuyết, đồ án, sinh viên cũng thường xuyên được tham gia vào các chương trình thực tế nghề nghiệp, các phiên tòa giả định, kết nối với các cựu sinh viên, chuyên gia trong ngành nhằm tạo cho sinh viên có cơ hội được cọ xát với nghề và tạo ra một mạng lưới quan hệ trong giới pháp lý rộng rãi.
Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo: Từ 3.5 đến 4 năm.
Cơ Hội Nghề Nghiệp của Sinh Viên Khoa Luật Kinh Tế - Trường Đại Học Vinh
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Luật Kinh Tế tại Trường Đại Học Vinh, sinh viên sẽ có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong môi trường kinh tế, pháp lý đa dạng và phát triển nhanh chóng. Với nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng thực hành được tích hợp trong chương trình học, sinh viên có thể tự tin lựa chọn nhiều con đường nghề nghiệp hấp dẫn. Một số nhóm vị trí vệc làm có nhiều triển vọng như:
Nhóm 1: Làm việc tại Cơ quan Đảng, Tổ chức Chính trị-xã hội; cơ quan lập pháp, hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tư pháp) như: Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công an (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công an…).
Nhóm 2: Hành nghề độc lập hoặc làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý như: Văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, thừa phát lại, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản, các trung tâm trọng tài thương mại… của Việt Nam và nước ngoài (Luật sư, công chứng viên, hòa giải viên thương mại, quản tài viên hành nghề quản lý, thanh lý tài sản…).
Nhóm 3: Làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng với tư cách là các chuyên viên, nhân viên pháp chế, tư vấn pháp luật, quản trị nhân sự, thu hồi nợ…
Nhóm 4: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật, hành chính - chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu…
Vị thế của ngành Luật ngày càng được khẳng định, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Luật vì thế cũng trở nên rộng mở. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các sinh viên và chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, đồng thời khẳng định vị thế của ngành Luật như một trong những ngành học và nghề nghiệp “đắt giá” của thời đại.
- Vấn đề xây dựng văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nayKhoa Chính trị và Báo chí26/03/2025
- Giới thiệu 2 Ngành Đào tạo trình độ Đại học tại Khoa Luật học - Trường KHXH&NV năm 2025Đào tạo26/03/2025
- Chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025)Khoa Luật Kinh tế26/03/2025
- Tọa đàm Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3Đào tạo25/03/2025
- Chúc mừng Ngày Công tác xã hội Việt NamĐào tạo24/03/2025
- Thư chúc mừng Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3 của Bộ trưởng Bộ Y tế gửiĐào tạo24/03/2025
- Quy định của pháp luật Việt Nam về cầm cố tài sản và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luậtNghiên cứu khoa học24/03/2025
- Pháp luật về trao đổi thông tin thuế xuyên biên giới đối với hoạt động hoạt động thương mại điện tửNghiên cứu khoa học21/03/2025