Giới thiệu 2 Ngành Đào tạo trình độ Đại học tại Khoa Luật học - Trường KHXH&NV năm 2025
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH LUẬT
1. Thông tin chung về tuyển sinh năm 2025
1.1. Tên ngành: Luật
1.2. Mã ngành: 7380101
1.3. Đối tượng tuyển sinh:
Thí sinh là người Việt Nam đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng học tập.
1.4. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước và các lưu học sinh nước ngoài.
1.5. Phương thức tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh năm 2025 của Bộ GD&ĐT được thực hiện tại Trường Đại học Vinh với các phương thức dự kiến sau:
Xét tuyển thẳng;
Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025;
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT;
Xét tuyển kết hợp;
Xét tuyển theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy và năng lực năm 2025.
1.6. Tổ hợp xét tuyển:
C00: Văn, Lịch sử, Địa lý;
D14: Văn, Lịch sử, Tiếng Anh;
C03: Văn, Lịch sử, Toán;
C19: Văn, Lịch sử, GDKT&PL.
1.7. Chỉ tiêu xét tuyển: 150 sinh viên chính quy.
1.8. Điểm trúng tuyển năm 2024: 18 điểm đối với tất cả các khối thi theo kết quả thi THPT năm 2024.
2. Cơ hội và vị trí việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có cơ hội việc làm rất rộng mở với các vị trí việc làm đa dạng như trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty, doanh nghiệp tư nhân ở tất cả các lĩnh vực. Có thể tóm các nhóm vị trí việc làm sau:
Nhóm 1: Làm việc tại Cơ quan Đảng, Tổ chức Cính trị-xã hội; cơ quan lập pháp, hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tư pháp) như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công an (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công an…).
Nhóm 2: Hành nghề độc lập hoặc làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý như: Văn phòng luật sư, Công ty luật, Văn phòng công chứng, Thừa phát lại, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản, các trung tâm trọng tài thương mại…của Việt Nam và nước ngoài (Luật sư, công chứng viên, hòa giải viên thương mại, quản tài viên hành nghề quản lý, thanh lý tài sản…).
Nhóm 3: Làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng với tư cách là các chuyên viên, nhân viên pháp chế, tư vấn pháp luật, quản trị nhân sự, thu hồi nợ…
Nhóm 4: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật, hành chính - chính trị như các Trường đại học, Cao đẳng, Trung học, Trung tâm nghiên cứu, Viện nghiên cứu…
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Thông tin chung về tuyển sinh năm 2025
1.1. Tên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
1.2. Mã ngành: 7380102
1.3. Đối tượng tuyển sinh:
Thí sinh là người Việt Nam đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng học tập.
1.4. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước và các lưu học sinh nước ngoài.
1.5. Phương thức tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh năm 2025 của Bộ GD&ĐT được thực hiện tại Trường Đại học Vinh với các phương thức dự kiến sau:
Xét tuyển thẳng;
Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025;
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT;
Xét tuyển kết hợp;
Xét tuyển theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy và năng lực năm 2025.
1.6. Tổ hợp xét tuyển:
C14: Văn, GDKT&PL, Toán;
C19: Văn, GDKT&PL, Lịch sử;
C20: Văn, GDKT & PL, Địa lí;
D66: Văn, GDKT & PL, Tiếng Anh.
1.7. Chỉ tiêu xét tuyển: 50 sinh viên chính quy.
1.8. Điểm trúng tuyển năm 2024: 18 điểm đối với tất cả các khối thi theo kết quả thi THPT năm 2024.
2. Cơ hội và vị trí việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính có cơ hội việc làm rất rộng mở với các vị trí việc làm đa dạng ở các Cơ quan của Hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công lập, các loại hình doanh nghiệp ở cả các lĩnh vực khác nhau. Có thể tóm các nhóm vị trí việc làm sau:
Nhóm 1: Làm việc tại Cơ quan Đảng, Tổ chức Chính trị-xã hội; cơ quan lập pháp, hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tư pháp) như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công an (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công an…).
Nhóm 2: Hành nghề độc lập hoặc làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý như: Văn phòng luật sư, Công ty luật, Văn phòng công chứng, Thừa phát lại, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản, các trung tâm trọng tài thương mại…của Việt Nam và nước ngoài (Luật sư, công chứng viên, hòa giải viên thương mại, quản tài viên hành nghề quản lý, thanh lý tài sản…).
Nhóm 3: Làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng với tư cách là các chuyên viên, nhân viên pháp chế, tư vấn pháp luật, quản trị nhân sự, thu hồi nợ…
Nhóm 4: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật, hành chính - chính trị như các Trường đại học, Cao đẳng, Trung học, Trung tâm nghiên cứu, Viện nghiên cứu…
BAN TUYỂN SINH KHOA LUẬT HỌC
- Vấn đề xây dựng văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nayKhoa Chính trị và Báo chí26/03/2025
- Tọa đàm Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3Đào tạo25/03/2025
- Chúc mừng Ngày Công tác xã hội Việt NamĐào tạo24/03/2025
- Thư chúc mừng Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3 của Bộ trưởng Bộ Y tế gửiĐào tạo24/03/2025
- Quy định của pháp luật Việt Nam về cầm cố tài sản và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luậtNghiên cứu khoa học24/03/2025
- Pháp luật về trao đổi thông tin thuế xuyên biên giới đối với hoạt động hoạt động thương mại điện tửNghiên cứu khoa học21/03/2025
- Nâng cao công tác Truyền thông chính sách trong chuyển đổi số quốc giaKhoa Chính trị và Báo chí19/03/2025
- Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về nghiên cứu khoa họcNghiên cứu khoa học19/03/2025