Giảng viên ngành Chính trị học và Quản lý nhà nước thực tế chuyên môn tại Tây Nguyên
Điểm đặt chân đầu tiên của Đoàn sau khi hạ cánh tại sân bay Buôn Ma Thuột là ghé thăm Làng café Trung Nguyên. Làng cà phê không chỉ là nơi giới thiệu những ly cà phê thơm ngon, đặc biệt nhất đến từ Việt Nam được thế giới ưa chuộng, Làng cà phê Trung Nguyên hiện hữu trong lòng thành phố cao nguyên Buôn Mê Thuột như một điểm đến hấp dẫn bởi một không gian kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc Tây Nguyên và không gian đặc sắc của cà phê.
Được thiết kế như một thế giới cà phê thu nhỏ với những nét đặc trưng độc đáo riêng biệt của vùng đất đại ngàn, từ văn hóa đến vẻ đẹp của tự nhiên được thổi vào phong cách thiết kế, chất liệu, bày trí, Làng cà phê Trung Nguyên là một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm bản sắc Tây Nguyên, là nơi thưởng thức cà phê, khám phá những không gian khác nhau của sự hoài cổ, của sự hùng vĩ, của sự bình yên…
Cũng tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Đoàn đã đến thăm nhà Đày Buôn Ma Thuột. Có thể nói, nhà đày Buôn Ma Thuột không chỉ là một di tích lưu giữ lịch sử dân tộc, mà còn là nơi lên án đanh thép những tội ác tàn độc của đế quốc và thực dân, qua đó thúc đẩy lòng yêu nước cho mỗi thế hệ hôm nay và mai sau hãy biết bảo vệ, trân quý và phát triển đất nước mạnh hơn nữa, để báo đáp công lao của những người đã hi sinh cho chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc như bây giờ.
Đối lập với cảm giác ghê sợ bởi những hình phạt dành cho tù nhân tại nhà Đày, Bảo tàng Tỉnh Đắk Lắk cho các giảng viên có cái nhìn tổng quan về lịch sử, văn hóa của tỉnh. Bảo tàng Đắc Lắk với nhiều giá trị văn hóa độc đáo đã và đang là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk mà bạn có thể tham khảo khi ghé thăm Buôn Ma Thuột.
Vào năm 1926, tòa nhà này được công sứ Paul Giran của Pháp cho xây dựng để làm Tòa công sứ. Cho đến năm 1947, khi vua Bảo Đại về nước và nghỉ ngơi ở đây thì nó được đổi tên thành Biệt Điện Bảo Đại.
Từ năm 1955 đến 1975 thì tòa nhà này trở thành nơi diễn ra các sự kiện quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Đến năm 1976 thì nơi đây được thiết kế lại thành Bảo tàng các dân tộc Đắk Lắk.
Sau hơn 30 năm hoạt động, vào năm 2008, bảo tàng đã được tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng mới và khánh thành lần 2 vào năm 2011. Đặc biệt, Bảo tàng Đắk Lắk không chỉ là sản phẩm của sự hợp tác quốc tế giữa Cộng hòa Pháp với Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, mà nơi đây còn là bảo tàng đầu tiên của Việt Nam sử dụng đến 4 ngôn ngữ trong trưng bày là Việt, Pháp, Anh và Êđê.
Rời tỉnh Đắk Lắk sau khi đã thưởng thức hương vị café thơm ngon đặc trừng và những bữa cơm lam với món rau rừng không ẫn với một nơi nào khác, Đoàn đến với tỉnh Kon Tum – nơi có Măng đen như là Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên . . Nằm trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Măng Đen được biết đến là cao nguyên nằm trong dãy Trường Sơn sở hữu độ cao trên 1200m so với mực nước biển, thuộc phía Bắc Tây Nguyên và cách TP. Kon Tum khoảng 50km. Chính nhờ độ cao ấn tượng này mà Măng Đen có hệ thực vật nguyên sinh đa dạng bao quanh, kết hợp cùng khí hậu trong lành, mát mẻ tạo nên điểm đến lý tưởng cho du khách hiện nay.
Bên cạnh đó, du lịch Măng Đen còn là mảnh đất tiềm năng phát triển cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và nuôi trồng các loại cây nông nghiệp thuộc ôn đới. Cùng hệ thống sông, hồ, suối phân bố đa dạng cũng giúp quá trình canh tác trồng trọt dễ dàng hơn. Với đặc điểm khí hậu và thực vật đa dạng tương tự như “thành phố ngàn hoa” mà đây còn được ví như “Đà Lạt” giữa lòng Kon Tum hiện nay.
Tại Kon Tum, Đoàn đã đến với Ngã ba Đông Dương, trực tiếp chạm tay vào cột mốc biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Khi bàn chân đặt lên vùng đất giáp ranh của Tổ quốc, lòng cảm thấy thiêng liêng đến lạ.
Rời Kon Tum, Đoàn đến với tỉnh cuối cùng trong hành trình thực tế Tây Nguyên – Gia Lai. Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng - an ninh. Với nguồn tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, văn hóa bản địa đặc sắc, con người thân thiện, mến khách...
Sau 5 ngày hành trình theo các cung đường ở Tây Nguyên, cảm giác đọng lại trong chúng tôi là một cao nguyên hùng vĩ, nguyên sơ mà không kém phần lãng mạn với những cánh rừng nguyên sinh xen lẫn với bạt ngàn cao su, cafe hay thông già, với những dòng suối, biển hồ trong xanh, đổ mãi, với những món ăn đặc trưng tới vị, không lẫn với ẩm thực ở bất cứ vùng miền nào; là những con người Tây Nguyên thật thà, mến khách. Quả thật, mỗi điểm đến của chuyến đi sẽ là nguồn tư liệu quý báu giúp các thành viên trong Đoàn lồng ghép vào bài giảng để tạo hứng thú cho các bạn sinh viên trên giảng đường.
Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến đi thực tế.
- Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chínhKhoa Chính trị và Báo chí13/11/2024
- Khoa Chính trị và Báo chí tổ chức và tham dự thao giảng cấp khoa của TS. Nguyễn Thị Lê VinhKhoa Chính trị và Báo chí31/10/2024
- Giải bóng đá nam nữ khoa Chính trị và báo chí năm 2024Khoa Chính trị và Báo chí24/10/2024
- Lễ Phát Động Giải Chạy Dành Cho HSSV S-Race 2024Đoàn thanh niên18/10/2024
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2024Đào tạo15/10/2024
- Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường KHXH&NV nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên13/10/2024
- Chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên10/10/2024
- Kỹ năng khai thác tài liệu trong quá trình tự học của sinh viênKhoa Chính trị và Báo chí05/10/2024