Đảng cộng sản Việt Nam phát triển lý luận về Chủ nghĩa xã hội
1. PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ BẢN CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Đường lối đổi mới do Đại hội VI khởi xướng là thành quả to lớn đầu tiên của quá trình đổi mới tư duy lý luận về CNXH. Khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí và cách nghĩ giản đơn đã cho phép Đảng ta đổi mới tư duy lý luận về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở nước ta. Từ tổng kết thực tiễn đổi mới cũng như từ nghiên cứu lý luận, Đảng ta đã khắc phục được một số nhận thức trước đây chưa đầy đủ về CNXH làm cho nhận thức về CNXH ngày càng sâu sắc hơn.
Đại hội VII đánh dấu mốc quan trọng trong phát triển lý luận của Đảng về CNXH. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 5 năm đổi mới, Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991). Trong Cương lĩnh, câu hỏi “xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng” là một xã hội như thế nào? lần đầu tiên đã được trả lời. Cương lĩnh đã đề cập tới sáu đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng. Đó là xã hội do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới[1]. Đến Đại hội X, Đảng ta đã có bước phát triển trong quan niệm về CNXH: “; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đường lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”[2]. Nội hàm của khái niệm xã hội XHCN đã được Đại hội X nêu cụ thể hơn với tám đặc trưng: “ Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong công đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”[3]. Cương lĩnh xây dựng dất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011) quan niệm về xã hội XHCN đã hoàn thiện: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”[4]. Như vậy là lý luận về CNXH luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, phát triển qua tổng kết thực tiễn đổi mới.
2. VỀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) đề ra 7 phương cơ bản: “Một là, xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng xuất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên CNXH.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước XHCN, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Sáu là, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta”[5].
Sau 25 năm đổi mới, Cương lĩnh xây dựng dất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011) đã đưa ra 8 phương hướng lớn: Đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận thống nhất. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Như vậy, lý luận về phương hướng xây dựng CNXH ở Việt
3. NHẬN THỨC MỚI VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Trước đổi mới, chúng ta còn có quan niệm giản đơn về thời kỳ quá độ lên CNXH. Thậm chí, chúng ta còn muốn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH - nghĩa là quá độ trực tiếp lên CNXH. Trong các kỳ Đại hội Đảng lần thứ III, IV, V, Đảng ta xác định nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Với quan điểm này về cơ bản chúng ta không đề cập đến việc kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa tư bản trong xây dựng CNXH. Từ cách hiểu giản đơn đó, chúng ta lại mắc phải lầm lẫn khác là đồng nhất “phát triển rút ngắn” với “phát triển ngắn” (đi nhanh). Lẽ ra phải áp dụng kiểu “quá độ gián tiếp” (thực hiện những khâu trung gian) thì chúng ta lại áp dụng kiểu “quá độ trực tiếp”, vốn chỉ thích hợp với những nước đã phát triển chủ nghĩa tư bản ở trình độ cao.
Trong quá trình đổi mới, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, tổng kết những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới, Cương lĩnh (1991) đã khẳng định, “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn năng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta”[6]. Như vậy là ở Cương lĩnh (1991), chúng ta mới xác định quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, nhưng chưa rõ thế nào là bỏ qua chế độ TBCN. Do vậy, đã xuất hiện nhiều cách lý giải khác nhau về bỏ qua chế độ TBCN. Nhìn chung, thì các cách lý giải đều khẳng định bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua chế độ chính trị TBCN còn kế thừa kinh tế, kỹ thuật, cơ sở vật chất của CNTB phục vụ cho CNXH. Trải qua 15 năm thực hiện đổi mới, tổng kết quá trình xây dựng CNXH, tại Đại hội IX, Đảng ta có bước phát triển mới về nhận thức bỏ qua chế độ TBCN. Đại hội IX chỉ rõ: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”[7]. Nhận thức này đã góp phần xác định rõ, bỏ qua những cái gì của CNTB, tiếp thu, kế thừa những cái gì của CNTB phục vụ cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.
- Đại hội IX còn nhấn mạnh đến tính lâu dài, khó khăn, phức tạp của thời kỳ quá độ nhằm khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội về thời kỳ quá độ. Đại hội IX khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”[8] .
- Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) nhấn mạnh: “ nhất thiết phải trải quan thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen”[9].
4. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt
Thứ nhất, giữ vững định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường. Phải xác định rõ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. đây là hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH.
Thứ hai, phát triển các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.
Thứ ba, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
Thứ tư, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN[13]. Như vậy, Đảng Cộng sản Việt nam qua mỗi kỳ đại hội đều có sự bổ sung, phát triển nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN.
5. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Tổng kết việc xây dựng nhà nước XHCN và quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thấy sự cần thiết phải khai thác những giá trị của lý luận nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tuy vậy, thuật ngữ nhà nước pháp quyền vẫn chưa được sử dụng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH(1991) của Đảng và Hiến pháp 1992.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1994) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ nhà nước pháp quyền khi khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt
[1] Xem thêm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb ST, H.1991; tr.111
[2] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG , H.2006; tr.68
[3] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG , H.2006; tr.68
[4] Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ XI , Nxb CTQG,H.2011; tr.70.
[5] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb ST, H.1991; tr11-13.
[6] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb ST 1991.tr.9
[7] Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001; tr.84
[8] Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG,H.2001; tr.85
[9] Văn kiện ĐHĐBTQ lần t6hứ XI, Nxb CTQG,H.2011; tr.70.
[10] Cương lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb ST,H.1991; tr.9-10.
[11] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb ST,H.1991; tr.8.
[12] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr.86.
[13] Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011; tr 204-215.
[14] Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.55.
[15] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr. 126
[16] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr. 246; 247.
TS. Trương Thị Phương Thảo
Đại học Vinh
- Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chínhKhoa Chính trị và Báo chí13/11/2024
- Khoa Chính trị và Báo chí tổ chức và tham dự thao giảng cấp khoa của TS. Nguyễn Thị Lê VinhKhoa Chính trị và Báo chí31/10/2024
- Giải bóng đá nam nữ khoa Chính trị và báo chí năm 2024Khoa Chính trị và Báo chí24/10/2024
- Lễ Phát Động Giải Chạy Dành Cho HSSV S-Race 2024Đoàn thanh niên18/10/2024
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2024Đào tạo15/10/2024
- Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường KHXH&NV nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên13/10/2024
- Chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên10/10/2024
- Kỹ năng khai thác tài liệu trong quá trình tự học của sinh viênKhoa Chính trị và Báo chí05/10/2024