Cảm xúc của người trẻ nhớ về các anh hùng, liệt sỹ, những người có công với cách mạng, với nhân dân nhân ngày 27/7
Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình, nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù lấp được. Chúng ta chỉ biết tưởng nhớ những người đã khuất, đã bị thương trong cuộc chiến bằng lòng biết ơn, sự kính trọng lớn lao. Hàng năm, cứ đến ngày 27/7, đồng bào cả nước, lại nhớ về những người lính đã quên mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã đặt các thế hệ thanh niên vào vị trí đặc biệt. Đó là vị trí chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù hung bạo nhất của thế kỷ XX. Theo tiếng gọi của Tổ quôc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc ta, mà phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho quê hương, đất nước. Các anh, các chị, có người đã ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về mang trên mình những thương tích của chiến tranh. Hàng triệu thân nhân liệt sỹ, những người vợ khắc khoải chờ chồng, những người mẹ mòn mỏi chờ mong những đứa con mãi mãi không về…
Trên những triền dốc nho nhỏ, bóng rừng thông nghiêng mình phủ lên những nấm mồ thẳng tắp, cái có tên, năm sinh, quê quán, cái chưa xác định được tên tuổi…các anh đã quy tập về đây sau khi oanh liệt ngã xuống tại chiến trường....
Dâng nén hương thơm mà khóe mắt cay cay, cắm xuống mộ phần nhỏ xinh của các anh mà lòng bùi ngùi thương xót, những ngày này các anh có thêm nhiều hoa tươi, nến sáng, từng đoàn người tấp nập viếng thăm nhưng làm sao bù đắp được tuổi xuân các anh đã hiến dâng cho đất nước này!
Chính mảnh đất khắc nghiệt này là nơi an nghỉ của hơn XX anh hùng liệt sĩ từ khắp mọi miền Tổ quốc, chưa kể tỉnh XX còn hơn XX nghĩa trang liệt sĩ cấp xã, phường khác. Trong số ấy, có những con người mãi mãi “vô danh” trên bia mộ, có lẽ tên anh đã hòa với hai từ Tổ quốc thiêng liêng!
Cảm ơn những ngày này để những người sống trong nền hòa bình độc lập kín cẩn nghiêng mình trước vong linh các anh hùng liệt sĩ, để mỗi chúng ta tự soi rọi lại chính mình, để thế hệ trẻ tự hào về sự nghiệp của cha ông, lấy đó làm động lực phấn đấu rèn luyện tu dưỡng xây dựng quê hương đất nước.
Bởi thế, bởi chiến tranh đâu phải trò đùa như nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã viết trong ca khúc bất hủ “Mùa xuân”. Có đi qua những ngày mưa mới biết trân quý giá trị của ngày nắng, có kinh qua đau thương mất mát của chiến tranh mới biết quý trọng giây phút hòa bình.
Sự hy sinh không thể tả xiết ấy nhắc nhở cho hậu thế phải tiếp bước tiền nhân bảo vệ non sông nước Việt khỏi các thế lực ngoại bang, để không hỗ thẹn với vong linh các anh hùng liệt sĩ. Như chủ tich Hồ Chí Minh nhắn nhủ “Các vua Hùng đã có công dự nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chiến tranh đã khiến hàng lớp lớp những người con đất Việt ra đi không bao giờ trở lại, có những cuộc chia ly đã trở thành một phần của lịch sử, không ít trong số ấy vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Những chiến binh còn sống dẫu mang trong mình những mảnh đạn, mảnh bom nhưng họ không hề gục ngã trước nỗi đau thể xác mà vẫn hừng hực khí thế góp công sức xây dựng quê hương.
Theo Dân trí/ Nguồn Ảnh Đoàn trường KHXH và Nhân văn, Đại học Vinh
- Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chínhKhoa Chính trị và Báo chí13/11/2024
- Khoa Chính trị và Báo chí tổ chức và tham dự thao giảng cấp khoa của TS. Nguyễn Thị Lê VinhKhoa Chính trị và Báo chí31/10/2024
- Giải bóng đá nam nữ khoa Chính trị và báo chí năm 2024Khoa Chính trị và Báo chí24/10/2024
- Lễ Phát Động Giải Chạy Dành Cho HSSV S-Race 2024Đoàn thanh niên18/10/2024
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2024Đào tạo15/10/2024
- Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường KHXH&NV nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên13/10/2024
- Chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên10/10/2024
- Kỹ năng khai thác tài liệu trong quá trình tự học của sinh viênKhoa Chính trị và Báo chí05/10/2024