Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án ly hôn theo pháp luật Việt Nam
Tóm tắt: Theo thống kê của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, ở Việt Nam số vụ ly hôn đang có xu hướng tăng nhanh qua từng năm. Trong quá trình ly hôn, bên cạnh việc giải quyết vấn đề tình cảm giữa vợ và chồng, cơ quan có thẩm quyền còn phải giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến con chung và bảo đảm quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp này của trẻ em, pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia đã có những quy định về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ sau ly hôn. Thông qua việc phân tích khái niệm quyền trẻ em, các quy định của pháp luật về quyền trẻ em trong các vụ án ly hôn, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của trẻ em hiện nay.
Từ khóa: Ly hôn, quyền trẻ em, bảo đảm quyền trẻ em.
Abstract: According to statistics from the Institute of Family and Gender Studies, in Vietnam, the number of divorce cases is increasing rapidly year by year. In the divorce process, in addition to solving emotional problems between husband and wife, competent agencies must also deal with other issues related to common children and ensure the right to care and raise children. In order to maximize these rights and legitimate interests of children, international and national laws have regulations on child custody and parental support obligations after divorce. Through the analysis of the concept of children's rights and the provisions of the law on children's rights in divorce cases, the article proposes solutions to improve the current law to ensure children's rights.
Keywords: Divorc, Children's rights, Ensure children's rights.
1. Quy định pháp luật về quyền trẻ em trong các vụ án ly hôn
Sau mỗi vụ ly hôn, đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất là trẻ em. Chính vì thế, để trẻ em có thể phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách, pháp luật đã có rất nhiều quy định về quyền của trẻ em trong các vụ án ly hôn. Trong pháp luật quốc tế, với quan niệm “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc vàbảovệđặcbiệt,kểcảsựbảovệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”1, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã quy định trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng và bảo đảm sự phát triển của con cái như sau: “1. Các quốc gia thành viên phải có những cố gắng cao nhất để bảo đảm việc thừa nhận nguyên tắc là cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của con cái. Cha mẹ, và tùy trường hợp có thể là người giám hộ hợp pháp, có trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ em. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ. 2. Vì mục đích bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện các quyền được quy định trong Công ước này, các Quốc gia thành viên phải dành sự giúp đỡ thích đáng cho các bậc cha mẹ và những người giám hộ hợp pháp trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em, và phải bảo đảm phát triển những thể chế, phương tiện và dịch vụ cho việc chăm sóc trẻ em”2. Ngoài ra, Công ước còn quy định các quyền khác của trẻ em như quyền sống, quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị đánh đập hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâm phạm tình dục...
Trong pháp luật Việt Nam, trẻ em được xem là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”3.
Trong giải quyết các vụ ly hôn, việc xác định ai là người trực tiếp nuôi con trong các vụ án ly hôn đóng vai trò quan trọng. Theo quy định của pháp luật, người trực tiếp nuôi con sẽ do cha, mẹ tự thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”4. Điều này nhằm bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bảo đảm sự chăm sóc cần thiết nhất cho trẻ trong các vụ ly hôn.
Để quyền trẻ em được đảm bảo tối đa như lúc các em còn sống cạnh cha mẹ, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 còn quy định nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”5. “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”6. “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”7. Quy định này nhằm bảo đảm cho trẻ em có cuộc sống ổn định, đầy đủ sau khi cha mẹ ly hôn.
Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật có liên quan khác cũng có những điều khoản nhằm điều chỉnh hành vi xâm phạm đến việc bảo đảm quyền trẻemtrongcácvụánlyhônnhưBộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”8. Đối với hành vi bạo lực xâm phạm thân thể con, cháu thì “bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ từ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”9. Nghị định 144/2021/NĐ- CP quy định trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi hành hạ trẻ em có thể bị “ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân”. Với quan điểm “không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”10, “thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ, và điều này rất quan trọng với sự tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu”11, Chính phủ Việt Nam đã có những cải cách pháp lý đáng kể và đạt những thành tích tiến bộ rõ rệt trong công tác bảo vệ trẻ em nói chung và bảo đảm cho trẻ em vẫn được tiếp cận đầy đủ các quyền sau khi cha mẹ ly hôn nói riêng. Việc Hiến pháp được Quốc hội thông qua vào năm 2013, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Trẻ em năm 2016 đã xây dựng một hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất phù hợp hơn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Nhiều quy định và văn bản pháp luật ban hành đã được thi hành có hiệu quả trong cuộc sống, phát huy được vai trò tác dụng của pháp luật đối với công tác bảo vệ quyền của trẻ.
Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em trong các cơ quan nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về trẻ em do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch. Uỷ ban hoạt động theo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ về quyền trẻ em, bao gồm tất cả các Bộ, trong đó các Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục vàĐàotạovàBộYtếgiữvaitròPhó Chủ tịch, đánh dấu một cột mốc mới trong những nỗ lực thực hiện quyền trẻ em của Chính phủ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2. Một số bất cập của pháp luật về bảo đảm quyền của trẻ em trong cá vụ án ly hôn
Trong những năm qua, việc bảo đảm quyền trẻ em nói chung và bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án ly hôn nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, lãnh đạo và đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng. “Hệ thống chính sách, pháp luật về trẻ em, cơ chế bảo vệ trẻ em cơ bản được hoàn thiện; phần lớn các cấp, các ngành, toàn xã hội đã quan tâm và nhận thức về công tác trẻ em ngày một nâng cao; các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn; những vấn đề phát sinh về trẻ em được quan tâm giải quyết”12.
Song vẫn còn một số quy định pháp luật chưa được rõ ràng, chưa được thi hành hoặc thi hành chưa nghiêm, ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền và lợi ích cho trẻ em trong các vụ án ly hôn. Nguyên nhân là do “hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn”13, còn nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn, chế tài xử lý chưa đủ nghiêm khắc và vấn đề xử lý hành vi vi phạm vẫn còn chưa kiên quyết. Biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, các chế tài xử phạt hành chính, xử phạt hình sự... đối với các hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, ảnh hưởng đến quyền của trẻ em trong các vụ án ly hôn còn chung chung và nhiều kẽ hở, dẫn đến việc chấp hành phán quyết của Tòa án trong các vụ án ly hôn không cao. Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có rất nhiều điều luật quy định về “Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn” (Điều 58) ; “Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” (Điều 82), “Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” (Điều 83), “Nghĩa vụ cấp dưỡng” (Điều 107) cũng như quy định các trường hợp cấp dưỡng cụ thể, đặc biệt là “Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con” (Điều 110) nhưng thực tế về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn chưa có quy phạm pháp luật cụ thể dẫn tới các trường hợp xâm hại trực tiếp đến quyền của trẻ em. Bên cạnh đó, việc quy định mức cấp dưỡng phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên đương sự có thể làm cho mức cấp dưỡng còn thấp hay số tiền cấp dưỡng chưa đủ để bảo vệ cho trẻ được tiếp cận đầy đủ các quyền mà trẻ được hưởng như lúc cha mẹ chưa ly hôn. Bộ luật Dân sự quy định việc “chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ” (Điều 355) “Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ” (Điều 359) nhưng trên thực tế, những trường hợp cha mẹ thực hiện chậm hoặc thực hiện không đủ, thậm chí không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con cái sau khi ly hôn vẫn xảy ra với tần suất nhiều và liên tục trong xã hội, nhưng những trường hợp bị xử phạt lại rất ít và mức phạt còn chưa đủ tính răn đe. Bên cạnh đó, cơ chế bảo đảm thực hiện, sự phối hợp giữa các các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảmquyềntrẻemtrongcácvụánly hôn chưa thực sự hiệu quả.
Thứ hai, quy định về việc hỏi ý kiến trẻ em trong các vụ án ly hôn chưa được thể hiện rõ, gây khó cho quá trình thực thi. Việc giao quyền nuôi dưỡng cho cha mẹ phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh tế mà chưa tính đến các yếu tố khác như sự yêu thương, chăm sóc, tính kiên nhẫn... của cha hoặc mẹ trẻ. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định, “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”14. Việc quy định quyền lựa chọn người nuôi dưỡng trực tiếp chỉ dành cho trẻ từ 7 tuổi trở lên cũng gây ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án ly hôn.
Thứ ba, quy định về việc theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ chưa được thực hiện tốt và nguyện vọng của trẻ trong việc thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trong các vụ án ly hôn chưa có. Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về các trường hợp cũng như các chủ thể có quyền yêu cầu “Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” (Điều 84) nhưng trong các chủ thể có quyền yêu cầu lại không có chủthểlàtrẻemtrongcácvụánly hôn. Trong khi đó, trẻ em là đối tượng cần được phát triển với điều kiện tốt nhất, được bảo đảm sống trong môi trường an toàn, hạnh phúc. Vì thế, việc không thực hiện tốt điều này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án ly hôn.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền cho trẻ em trong các vụ án ly hôn
Trong thời gian qua, việc bảo đảm quyền trẻ em nói chung và quyền trẻ em trong các vụ án ly hôn nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập nhất định. Chính vì thế, cần phải hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em và cơ chế bảo đảm quyền trẻ em sau ly hôn bằng các giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần có văn bản hướng dẫn thi hành về quyền của trẻ em sau các vụ án ly hôn, đặc biệt là các quy định cụ thể về quyền của trẻ em và nghĩa vụ của người cấp dưỡng và người nuôi dưỡng bảo đảm cho trẻ em được tiếp cận đầy đủ 24 quyền theo Luật Trẻ em năm 2016.
Thứ hai, cần quy định cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc kể cả trong trường hợp bên trực tiếp nuôi con từ chối. Vì thực tế có thể có trường hợp do những mâu thuẫn của người lớn mà người trực tiếp nuôi dưỡng đã từ chối quyền được cấp dưỡng của trẻ. Nhưng đây là quyền lợi mà trẻ đáng được hưởng. Do đó, cấp dưỡng vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền của người cấp dưỡng. Theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh từ lúc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực, song trên thực tế, người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ chu cấp cho con kể từ khi không trực tiếp chăm sóc con.
Thứ ba, cần quy định mức cấp dưỡng bắt buộc xét theo điều kiện học tập, sinh sống, vui chơi... của trẻ. Trên thực tế rất nhiều trường hợp vì mâu thuẫn xảy ra giữa cha mẹ lúc ly hôn mà mức cấp dưỡng trẻ nhận được rất thấp. Vì vậy, việc đưa ra những quy định pháp luật về cấp dưỡng dựa trên môi trường sống, học tập và sinh hoạt của trẻ là điều vô cùng cần thiết trong việc bảo đảm quyền của trẻ em.
Thứ tư, cần mở rộng quyền của trẻ em trong việc được chọn người nuôi dưỡng mình sau các vụ án ly hôn. Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trẻ em chỉ có quyền đưa ra nguyện vọng về việc chọn người nuôi dưỡng nếu trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên. Ý kiến của trẻ chỉcóýnghĩalàcăncứđểTòaán xem xét, còn việc ra quyết định phụ thuộc phần lớn vào điều kiện kinh tế, phẩm chất đạo đức của cha, mẹ. Do ý kiến của trẻ lúc này còn dựa theo cảm tính. Song theo tác giả cần có các quy định pháp luật về quyền được chọn người chăm sóc cho trẻ dưới 07 tuổi để trẻ có thể đảm bảo quyền của mình trong các vụ án ly hôn. Bởi giai đoạn dưới 07 tuổi là giai đoạn rất quan trọng để trẻ bắt đầu hình thành tính cách cũng như nhân cách. Nếu cha hoặc mẹ là người đủ kinh tế, đủ năng lực và đủ kiến thức để nuôi dưỡng trẻ nhưng lại quá bận rộn hoặc không có tình thương đối với trẻ, trẻ sẽ đối mặt với tình cảnh sống đủ kinh tế nhưng thiếu tình thương, thiếu sự giáo dục từ cha mẹ dẫn tới suy nghĩ và tính cách lệch lạc.
Thứ năm, quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng mình sau khi cha mẹ ly hôn của trẻ em. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” (Điều 84) nhưng “Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con”15 và nếu “Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”16 thì “cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; ... d) Hội Liên hiệp phụ nữ”17 mà không hề quy định trẻ em có quyền được yêu cầu thay đổi người cấp dưỡng sau khi ly hôn, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của trẻ, nhất là khi người cấp dưỡng chưa thật sự đáp ứng được quyền được yêu thương, chăm sóc, đảm bảo an toàn... của trẻ. Do đó, trẻ em cần có quyền được yêu cầu Tòa án thay đổi người nuôi dưỡng mình mà không cần tới yêu cầu của cha, mẹ hoặc tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Thứ sáu, hoàn thiện cơ chế xử lý những trường hợp không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, xâm phạm tới quyền trẻ em trong các vụ án ly hôn. Mặc dù, pháp luật đã quy định một số cơ chế nhằm xử lý tình trạng này song trên thực tế chưa đủ nghiêm khắc. Công tác rà soát và xử lý những trường hợp vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn còn lỏng lẻo, chưa kiên quyết, dẫn tới tình trạng trẻ em không nhận được cấp dưỡng đầy đủ, thậm chí không được nhận cấp dưỡng gây ra những thiệt thòi mà trẻ em phải gánh chịu. Vì thế, Nhà nước phải có các chế tài mạnh tay xử phạt các hành vi trốn tránh nghĩa vụ và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan trong việc bảm đảm quyền trẻ em trong các vụ án ly hôn..
Thứ bảy, tăng cường rà soát, thanh tra kiểm tra, theo dõi việc thi hành pháp luật và xử lý các trường hợp xâm phạm tới quyền trẻ em. Xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý sai phạm, chậm trễ trong công tác bảo đảm quyền trẻ em, đặc biệtlàtrẻemsaucácvụánlyhôn. Muốn vậy, cần kết hợp sự kiểm tra, giám sát, theo dõi của các cơ quan nhà nước với kiểm tra, giám sát, theo dõi của các tổ chức xã hội và của gia đình, nhà trường.
Thứ tám, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan tới bảo đảm quyền trẻ emsaucácvụánlyhônchocánbộ, công chức và các tầng lớp nhân dân, để mỗi cán bộ, người dân, đặc biệt là gia đình có người trực tiếp nuôi dưỡng trẻemsaucácvụánlyhônnắmvững và thực hiện đúng pháp luật, bảo đảm quyền trẻ em. Bên cạnh đó cần mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn, dịch vụ pháp lý; phát hành rộng rãi các loại sách báo, tài liệu liên quan tới pháp luật về hôn nhân và gia đình, các nghĩa vụ và quyền của trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn, nghĩa vụ và quyền của người nuôi dưỡng và người cấp dưỡng...
Bài viết của Sinh viên Cao Thị Lương - Lớp 61B Luật Kinh tế, Trường KHXH&NV , Trường ĐH Vinh
Tài liệu trích dẫn
(1) Liên hợp quốc (1989), Lời mở đầu Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
(2) Liên hợp quốc (1989), Điều 18 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
(3) Quốc hội (2013), khoản 1, Điều 37 Hiến Pháp 2013.
(4) Quốc Hội (2014), khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
(5) Quốc hội (2014), Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
(6) Quốc hội (2014), khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
(7) Quốc hội (2014), khoản 1 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
(8) Quốc hội (2017), Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
(9) Quốc hội (2017), khoản 1 Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
(10) Chính Phủ (2021), khoản 1 Điều 53 Nghị định quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu hộ, cứu nạn; phòng, chống bạo lực gia đình số 144/2021/NĐ-CP. Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/ Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-144-2021-ND-CP- xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-linh-vuc-an-ninh-an- toan-xa-hoi-425471.aspx.
(11) UNICEF (2017), Thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em trong các cơ quan nhà nước tại Việt Nam, Việt Nam thành lập Uỷ ban Quốc gia về Trẻ em đầu tiên. Truy cập tại: https://www. unicef.org/vietnam/vi/stories/th%C3%BAc- %C4%91%E1%BA%A9y-vi%E1%BB%87c-
th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n- quy%E1%BB%81n-tr%E1%BA%BB-em-trong- c%C3%A1c-c%C6%A1-quan-nh%C3%A0- n%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%E1%BA%A1i- vi%E1%BB%87t-nam. Truy cập ngày 15/3/2023.
(12) Tạp chí Lao động và Xã hội (2017), Ủy ban Quốc gia về trẻ em thống nhất Kế hoạch hoạt động năm 2018. Truy cập tại: http://laodongxahoi.net/uy-ban- quoc-gia-ve-tre-em-thong-nhat-ke-hoach-hoat-dong- nam-2018-1308632.html. Truy cập ngày 15/3/2023.
(13) Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em số 23/CT-TTg. Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa- Xa-hoi/Chi-thi-23-CT-TTg-2020-tang-cuong-giai- phap-bao-dam-thuc-hien-quyen-tre-em-va-bao-ve- tre-em-443594.aspx. Truy cập ngày 15/3/2023.
(14) Quốc hội (2014), khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
(15) Quốc hội (2014), khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
(16) Quốc hội (2014), điểm b khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
(17) Quốc hội (2014), khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Bài viết của Sinh viên Cao Thị Lương, Lớp 61B Luật Kinh tế, Trường KHXH&NV, Trường Đại học Vinh, đăng trên Tạp chí Pháp luật về quyền con người, số 3 (31) - 2023
- Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chínhKhoa Chính trị và Báo chí13/11/2024
- Khoa Chính trị và Báo chí tổ chức và tham dự thao giảng cấp khoa của TS. Nguyễn Thị Lê VinhKhoa Chính trị và Báo chí31/10/2024
- Giải bóng đá nam nữ khoa Chính trị và báo chí năm 2024Khoa Chính trị và Báo chí24/10/2024
- Lễ Phát Động Giải Chạy Dành Cho HSSV S-Race 2024Đoàn thanh niên18/10/2024
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2024Đào tạo15/10/2024
- Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường KHXH&NV nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên13/10/2024
- Chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn nhiệm kỳ 2024 - 2027Đoàn thanh niên10/10/2024
- Kỹ năng khai thác tài liệu trong quá trình tự học của sinh viênKhoa Chính trị và Báo chí05/10/2024